Ý NGHĨA, VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA GIÀU TÂM THÁI

         Thứ nhất, Khi mà chúng ta chưa kịp thắp sáng lên 7 ngọn đèn của 7 sự giàu toàn diện mà vấn nạn phát sinh, thì giàu trí tuệ và giàu tâm thái sẽ giúp cho chúng ta vững vàng, giữ được sự tự chủ từng bước vượt qua vấn nạn.

       Thứ 2, Giàu tâm thái là 1 trong 2 trọng điểm lớn cần làm chủ trong 7 sự giàu toàn diện.

Giàu tâm thái giúp bảo hộ người và mình.

+ TÂI THÁI quyết định Sướng, Khổ

Đó là ý nghĩa to lớn của Giàu tâm thái.

  1.  KHÁI NIỆM:

TÂM THÁI: Tâm thái được hiểu là trạng thái cảm xúc của nội tâm

TÂM THÁI ĐÚNG

TT: Trạng thái cảm xúc của nội tâm phù hợp để đạt được điều mong muốn

NL: Tham tưởng và mức độ tham tưởng phù hợp

VC: Trạng thái rung động điện từ nội tâm (hoặc âm, hoặc dương, hoặc cân bằng) phù hợp để đạt được điều mong muốn → Tần số rung động năng lượng tương đồng với điều mong muốn.

Người làm chủ tâm thái là người chủ động chọn lựa và chịu trách nhiệm với những chọn lựa bên trong nội tâm để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.

Người giàu tâm thái: là người luôn giữ được xuyên suốt trạng thái trân trọng biết ơn ở tình, bao dung ở tánh, an vui ở tâm.

Một người mà luôn giữ được xuyên suốt 3 trạng thái này luân phiên nhau, linh hoạt sử dụng phù hợp với từng bối cảnh thì được gọi là người Giàu Tâm Thái.

Người Trân trọng Biết ơn và Bao dung dựa trên nền tảng của An vui thì đó được gọi là người Giàu Tâm Thái.

Nghĩa là lấy cái Tình để đối đãi, hay lấy cái Tánh để phân tích, phân biệt, hay lấy cái Tâm để đón nhận (chỉ biết, chỉ nghe, chỉ thấy, chỉ nói vậy thôi).

Khi đối diện với một thông điệp, người đó chọn Tình để đối đãi, hay dùng Tánh để phân tích phân biệt, hay là dùng Tâm để đón nhận sẽ quyết định mức độ làm chủ nội tâm người người đó.

Càng vào trong lớp tâm thì trạng thái điện từ càng cân bằng.

    1. Trân trọng Biết ơn

+ Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người.

+ Người trân trọng biết ơn là người mà trạng thái nội tâm luôn có sự cảm động trước sự vật, sự việc, hiện tượng, hành vi người khác.

+ Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi điều mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài cái tưởng và tham của thực tại về tài, sắc, danh, thực, thùy.

+ Nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm để khởi tạo sự Trân trọng biết ơn với con người

    • + Trân trọng thì mới sở hữu biết ơn thì mới Thiên Trường Địa cửu.
    • + Trân trọng là tốc độ, biết ơn là phương hướng.
    • + Người sở hữu không trân trọng thì người trân trọng sẽ sở hữu
    • + Trân trọng là tốc độ, biết ơn là phương hướng
    • + Hiển nhiên hình thành thì trân trọng biết ơn biến mất
    • + Cảm động xuất hiện thì trân trọng biết ơn

+ Triết lý viên kẹo (Câu chuyện: Người ăn xin và chàng thanh niên.)

Có một gã ăn xin đến nhà anh Vương xin được bố thí, giúp đỡ. Vương liền đưa cho gã 2 đồng.

Đến ngày thứ 2, gã lại tiếp tục mò đến nhà anh Vương và nhận được thêm 2 đồng nữa. Việc này diễn ra trong suốt 2 năm. Một hôm bất ngờ, “nhà hảo tâm” chỉ đưa cho gã ăn xin 1 đồng.

“Sao lần này anh chỉ cho tôi có 1 đồng?”- gã ăn xin hỏi. Anh Vương liền thủng thỉnh đáp: Vì tôi đã lấy vợ rồi, nên muốn để dành chút xíu cho con.

Không ngờ, gã ăn xin liền xông đến trước mặt người đã cho mình tiền suốt 2 năm qua với 1 cái bạt tai: “Chết tiệt, Chính mụ vợ của mày đã lấy đi của tao 1 đồng”

Câu chuyện: Cậu bé và người bán hủ tiếu.

CÁI BẪY CỦA “SỰ HIỂN NHIÊN” ≠ CẢM ĐỘNG

Có một nghịch lý đang diễn ra là: chúng ta Trân trọng – Biết ơn người giúp ta một lần, nhưng lại oán trách người ở bên cạnh giúp đỡ ta hàng ngày

(Khuynh hướng nội tâm của con người là thường đối xử rất tốt với tiểu quý nhân, tốt với trung quý nhân và oán trách đại quý nhân).

Bởi vì nó đã hình thành loại cảm xúc “SỰ HIỂN NHIÊN”. Cái bẫy về sự hình thành của cảm xúc về sự hiển nhiên xuất hiện thì nó sẽ mất đi sự Trân trọng – Biết ơn của mình với người đối diện.

Chỉ cần sơ hở là sự hiển nhiên sẽ hình thành.

KHI “sự hiển nhiên” xuất hiện thì sự Trân trọng – Biết ơn sẽ biến mất, Oán trách sẽ hình thành.

Ví dụ vợ nấu ăn, giặt đồ, lo lắng cho mình lâu ngày, thì mình sẽ thấy đó là việc hiển nhiên, không còn thấy biết ơn và trân trọng việc làm đó của vợ nữa.

Cảm động xuất hiện thì “sự hiển nhiên” sẽ không hình thành, thì sự Trân trọng – Biết ơn sẽ tự hiển lộ.

Cảm động mà không có thì sẽ tích “sự hiển nhiên”. “Sự hiển nhiên” hình thành thì sẽ mất đi sự “trân trọng – biết ơn”, mất đi sự trân trọng – biết ơn, thì sự “oán trách” sẽ tăng trưởng.

Oán trách và trân trọng biết ơn là hai cảm xúc nó trái ngược với nhau. Oán trách mà xuất hiện thì cây bất như ý sẽ trồi lên quả bất như ý, trân trọng biết ơn mà xuất hiện thì cây như ý sẽ trồi ra quả như ý.

Trọng điểm của Trân trọng- biết ơn:

*1. Khi có nguồn năng lượng của sự Trân trọng – Biết ơn, thì cảm xúc oán trách biến mất.

(nguyên lý nhị nguyên – đưa ánh sáng vào thì bóng tối tan, không tìm cách nỗ lực lấy bóng tối)

*2. Nuôi dưỡng sự cảm động là điều quan trọng.

Cần nắm 3 khái niệm nguồn để nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm:

  • Tổng nghiệp: mình không thay đổi gì giúp họ hết mà do tổng nghiệp họ có mà chuyển hóa
  • Công đức, phước đức: việc mình làm cho người khác là điều nên làm (người khác cho mình cơ hội giúp đỡ là mình có cơ hội tích lũy công đức phước đức), điểu người khác làm cho mình là điều ko nên.
  • Con người là vốn: Tất cả những gì liên quan tới cuộc đời chúng ta hầu như đều do con người mang lại, có một bữa cơm chúng ta mất bao nhiêu lâu?!

Nghi vấn: Làm thế nào để đơn giản cảm động trước hành động, hành vi của người khác.

+ Các chuyên gia giúp đỡ mình 1 tâm niệm:

Tâm niệm:

+ Điều người khác làm cho mình là điều không nên

+ Điều mình làm cho người khác là điều nên làm.

Điều này có nghĩa là: Việc người khác làm cho mình, cung phụng mình là mình đang hưởng phước. Phước vơi đi dần. Cứ mặc định là người khác phải cung phụng mình là dần dần mình hưởng hết phước báu.

Vậy, khi hiểu được đạo lý này thì.

🡺     Mình làm cho người khác, tạo được giá trị cho người khác thì chính họ đang chia sẻ phước báu cho mình và mình tích phước báu --> là việc nên làm.

🡺     Nhưng người khác làm cho mình, mà mình lỡ nhận rồi thì mình phải khởi tạo sự cảm động nội tâm và nguồn năng lượng trân trọng biết ơn để bảo vệ phước báu cho mình vì người đó đã làm cho mình. (Đó là cách mình nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm)

Lưu ý: Trạng thái nội tâm của việc chúng ta xứng đáng có cuộc sống tốt đẹp khác với Tâm niệm mình không xứng đáng có mà mình lại có. 

–       Trạng thái nội tâm của việc chúng ta xứng đáng có cuộc sống tốt đẹp: Là mình mình định thân là người xứng đáng có mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống

–       Tâm niệm mình không xứng đáng có mà mình lại có: Là một trạng thái cảm xúc của mình khi ai đó tặng cái gì đó cho mình, mà mình là người hiểu đạo lý (tích lũy phước báu)  thì đáng nhẽ mình phải tặng cái đó cho người ta. Nhưng mà họ đã tặng cho mình rồi nên mình rất là Trân trọng – biết ơn vì đã tặng món quà cho mình để bảo vệ phước báu của mình.

*3. Trân trọng – Biết ơn về cái gì, thì sẽ thu hút về cái đó.

Nguồn năng lượng của  trân trọng biết ơn làm bội tăng những điều ta đang có.

(Những gì ta muốn có thì ta trân trọng biết ơn sự sở hữu nó, trân trọng biết ơn khi có nó thì qua thời gian ta bội tăng điều ta muốn có.)

Vì nguồn năng lượng của Trân trọng biết ơn kích hoạt được Nghiệp Quả

(Quay về góc nhìn tài chính: Khi mình chi tiêu điều vào bất cứ dịch vụ gì (mua sắm, ăn uống..) mà mình trân trọng biết ơn bạn Tiền. Thì bạn tiền sẽ càng ngày càng đến với chúng ta nhiều hơn. )

*4. Bản chất của con người là luôn luôn có sự trân trọng biết ơn. Con người giữ được nguồn năng lượng của sự trân trọng biết ơn thì Phước báo sẽ được giữ.

*5. Trân trọng – biết ơn là 1 loại Bố thí (TÂM THÍ) (Tâm thí khích lệ thiện tâm của con người)

Con cái trong gia đình thích cống hiến, gánh vác việc nhà nếu cha mẹ biết cách TÂM THÍ (Bố thí sự Trân trọng – biết ơn với con).Nếu trân trọng biết ơn mà làm lớn lên thì cuộc sống của chúng ta rất tốt.

*6. Trân trọng biết ơn còn là Trọng điểm của Lễ trong Phẩm chất ưu tú

    • Người LỄ với bản thân là người TRÂN TRỌNG-BIẾT ƠN sự hiện diện của bản thân, là người cho cơ hội bản thân được tiếp nhận và thấu hiểu những ĐẠO LÝ cuộc sống và pháp luật.
    • Người LỄ với gia đình là người TRÂN TRỌNG-BIẾT ƠN sự hiện diện của người thân trong gia đình, là người góp phần tạo bối cảnh để gia đình có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những ĐẠO LÝ cuộc sống và pháp luật
    • Người LỄ với tổ chức là người TRÂN TRỌNG-BIẾT ƠN sự hiện diện của con người trong tổ chức, là người góp phần tạo bối cảnh để tổ chức có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những ĐẠO LÝ cuộc sống và pháp luật
    • Người LỄ với xã hội là người TRÂN TRỌNG-BIẾT ƠN sự hiện diện của con người trong xã hội, là người góp phần tạo bối cảnh để người trong xã hội có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những ĐẠO LÝ cuộc sống và pháp luật

✔  TỨ TRỌNG ÂN: Báo ân cùng một lúc 

Người thực sự giúp đỡ xã hội lâu dài thì phải chu toàn về Tứ trọng ân.

+ BẢN THÂN (đối xử bản thân tốt – cho bản thân tiếp nhận đạo lý, trách nhiệm với bản, giữ chữ tín, chăm sóc bản thân…)

+ GIA ĐÌNH  (trong nhân duyên mình bước vào trong gia đình là có lý do)

+ TỔ CHỨC (Nơi mình làm việc)

+ XÃ HỘI

Cùng 1 lúc báo ân 4 yếu tố trên.

Trân trọng biết ơn vừa là 1 loại Bố thí (tâm thí), vừa là Nhân cách, vừa là Phẩm chất và vừa là Tâm thái

    1. Bao dung
  1.  Khái niệm:

+ Bao dung (UNESCO): là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục, tập quán, quan niệm sống, niềm tin, tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận (chấp thuận) cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.

+ Bao dung (Công thức cội nguồn): là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất cứ điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Bao dung là trạng thái nội tâm mà khi đó tánh tham và tánh tưởng dừng lại.

+ Người bao dung với con người là người mà trạng thái nội tâm của họ không dính mắc bởi bất cứ điều gì ở hành vi của người khác.

    1. Tam giác hiện thực Bao dung:

   o TTH: Là Trạng thái Nội tâm không Dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong Tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.

   o NLH: Là Trạng thái Nội tâm mà khi đó Tánh Tham và Tánh Tưởng được dừng lại.

   o VCH: Tôn trọng, Thấu hiểu, Chấp nhận

    1. Có 4 thuật ngữ cần phân biệt để nắm rõ khái niệm về Bao dung:

+ THA THỨ: Người có đức tính tha thứ, là 10 phần lỗi người nhập vào trong mình hết luôn vào mình hết luôn. Sau đó qua một thời gian cái người mà có tha thứ đó nó giảm xuống còn khoảng 6-7 phần lỗi. Thì cái đó nó vẫn còn đó nhưng mà kia người ta nhắc đến người ta vẫn còn bực bội. Nhưng mà ngoài miệng với ngoài hình tướng thì người ta nói tôi tha thứ cho anh đó. Nhưng không phải, khi đụng chuyện tái lại cái đó thì nó lại bùng nổ thì người đó là người tha thứ.

+ VỊ THA: 10 phần lỗi của người, qua góc nhìn của mình gọt giảm xuống Chỉ nhận vào mình 6-7 phần, sau đó qua thời gian bỏ dần còn 4,5 phần, thì nó còn khoảng dưới trung bình một chút là khoảng 4 đến 5 phần. Trung bình với dưới trung bình một chút tưởng rằng đã quên đi, nhưng mà nhiều lần lặp lại cái điều đó thì nó lại trỗi dậy. Là người có đức tính vị tha.

+ KHOAN DUNG: Người khoan dung là lỗi của người 10 phần, qua ánh mắt nhìn của họ, qua tay của họ nó gọt xuống còn khoảng cỡ 4-5 phần lỗi thôi, vô trong con người họ còn lại 1-2 phần thôi và theo thời gian dài nữa thì nó mất luôn. Và sự lặp lại của cái điều đó nó không có quá nhiều thì nó cũng tan dần đi cái đó luôn, thì người đó là khoan dung.

+ BAO DUNG: Không nhìn thấy lỗi người chính là người bao dung, cần tập làm người ở mức này.

Đa phần chúng ta có khuynh hướng dùng sự vị tha, khoan dung hoặc bao dung cho người, mà chỉ dùng sự tha thứ cho chính người thân của mình.

Câu nói hay: Bao dung cho người khác là cách đơn giản nhất để cứu lấy tương lai của chính mình.

 

    1. An vui
  1.  Khái niệm Vui vẻ:

+ Vui vẻ của một con người có thể đến từ Khoái lạc và đến từ An vui. Chúng ta cần phân biệt rõ cái trạng thái Vui vẻ của con người là do Khoái lạc mang lại hay do An vui mang lại.

o Vui vẻ thông qua Khoái lạc: Là Trạng thái Cảm xúc Nội tâm khi thỏa mãn nhất thời Tham và Tưởng về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thùy.

o   Vd: mình mua cái áo mới theo các anh chị mình vui vẻ được bao lâu? Mua một chiếc xe mới đi xe máy đi vui vẻ được bao lâu ạ? Mua một chiếc xe hơi ạ mình vui vẻ được bao nhiêu lâu? Rồi một căn nhà, một căn nhà ước mơ của mình?  Mua căn nhà vui vẻ được 1 tháng. Quần áo mới được vài tuần, chiếc xe vui vẻ được vài tháng…… --> Phải theo đuổi suốt đời để chạy theo thỏa mãn tham và tưởng của Tài – Sắc – Danh – Thực – Thùy

o Vui vẻ thông qua An vui:

Khái niệm An vui:

+ An vui Là Trạng thái Nhận thức (Cảm xúc) Nội tâm mà khi đó Tham và Tưởng về Tài, về Sắc, về Danh, hay về Thực, hay về Thùy được Buông, được Dừng, được Thôi hay được Dứt;

– là Trạng thái Nhận thức Nội tâm (Cảm xúc) xuất phát từ Sự Chân thật nơi chính mình, xuất phát từ Nghe – Thấy – Nói – Biết mà không dính vào lớp Tánh và lớp Tình của con người.

– là Trạng thái Nhận thức Nội tâm biết mình đang Nghe, biết mình đang Thấy, biết mình đang Nói và biết mình đang Biết. (Trạng thái này khởi tạo là khởi tạo cái Tánh Không của Nội tâm và sẽ phát ra nguồn năng lượng của sự An vui.)

+ Nếu ai xem đó là một Trạng thái Nhận thức thì đó là Trạng thái của Tánh không Nội tâm và nhận về Sự Chân thật nơi chính mình. Nếu chúng ta ngừng ở An vui là An vui thì nó là trạng thái Nhận thức, còn nó bộc lộ ra bên ngoài thành cái sự Vui vẻ thì đó là Trạng thái Cảm xúc.

+ NGƯỜI ĐẠT TÂM THÁI AN VUI:

Là người mà việc sở hữu đầy đủ hay không đầy đủ vật chất thỏa mãn tánh TƯỞNG và tánh THAM cũng không còn là yếu tố quyết định sự vui vẻ.

Người đạt tâm thái AN VUI là người khi nghe và thấy vấn nạn của đối phương là chỉ biết mình đang NGHE và chỉ biết mình đang THẤY (có thể được gọi là nghe, thấy trong an vui thanh tịnh).

* Biết mà không dính mắc chớ không phải vô tri.

Một người vô tri vô giác, 1 người khùng, 1 người an vui về hình tướng như nhau nhưng nội hàm khác nhau.

–          Người thông thái và người ngu hình tướng như nhau, người vô tri và người an vui hình tướng như nhau chỉ có người đó là biết được mình đang biết.

–          Chánh niệm và an vui khác nhau, an vui là trạng thái năng lượng, còn chánh niệm là khi tiếp nhận thông tin biết mình đang biết thì là chánh niệm. chánh niệm là đang dùng công thức biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, còn sau đó là cái trạng thái của sự an vui. Không thể nói nó là 1 được mà điều kia có thì điều nọ có. Trong nhà Phật thì khi nghe biết mình đang nghe, khi thấy biết mình đang thấy thì khi đó mình an vui được

–          Chúng ta không nên dùng từ chánh niệm, nó chưa rõ nét, chúng ta chỉ cần nói nghe thấy bằng sự chân thật của chính mình thực chất nó là chánh niệm nhưng nó đem lại sự an vui nội tâm cho chúng ta. Chỉ cần nghe thấy bằng sự chân thật nơi chính mình thì nó khởi tạo nguồn năng lượng an vui nội tâm

Bên nhà Thiền, người ta có dùng câu:

Tánh Nghe, Tánh Thấy là bè,

Đưa người thanh tịnh về miền quê xưa,

để giúp chúng ta nhận lại an vui chân thật nơi nội tâm mình, tức là mượn cái Tánh Nghe, Tánh Thấy để tách cảnh ra, gọi là Tâm cảnh không dính nhau. Khi nghe và thấy chân thật dần dần sẽ nói được lời chân thật.

* Trong cuộc sống nếu bị dính mắc quá mà không an vui được, thì các thiện đại tri thức đã cho chúng ta công thức: “Nhất Tự Thiền” là BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT vấn đề ngay tại đó để trở về trạng thái an vui nội tâm. thì tâm cảnh sẽ tách nhau được.

–          Vd tối coi mạng xã hội cái cuốn vô quá. Nhưng mình tự nói: Thôi dừng lại đi, dừng lại nghỉ đi, buông buông buông buông, ngừng lại thì nghỉ được

* Người đạt tâm thái an vui là người thấu triệt 3 câu hỏi quan trọng đời người

* Một thông điệp truyền tải thông qua mắt, tai, qua ý nghe ý thấy ý nói ý biết dính vào lớp tánh và tình rồi mới tới tâm

Những gì chúng ta nghe, thấy, nói, biết ở hiện tại là do những gì chúng ta nghe, thấy, nói, biết trong quá khứ nó quyết định. Ý nghe ý thấy đó dính vào lớp tánh, lớp tình và huân tập vào tàng thức

Do vậy, Mọi nghe, thấy của chúng ta ở hiện tại đều là nghe, thấy không chân thật.

Con người mình có tâm có tánh có tình có thân, thì qua thân của con người thông điệp truyền tải vào thông qua lớp tánh và tình chứa đựng vào tàng thức, những gì chúng ta nghe và thấy đề bị dính vào tánh và tình hết, tánh người càng luân chuyển thì càng mất đi sự chân thật. lớp tình là đón nhận, lớp tánh phân tích phân biệt, tâm là đón nhận

–          Những gì chúng ta nghe, thấy, nói biết đều do tàng thức của chúng ta quyết định cái nghe thấy thực tại

–          Con người càng tham tưởng càng xa rời sự chân thật

–          Nghe thấy chân thật thì khởi tạo được nguồn Năng lượng an vui nội tâm

Nhưng vd như một thông điệp truyền tải vào đây.

Vd như chị Quý ơi sao chị khùng quá vậy. ko khởi xướng bất kì Suy nghĩ gì thì đó là trạng thái an vui nội tâm, cái nghe chân thật, biết người chửi chị khùng chị có sân lên ko, có. Thì đó là do dính vào lớp tánh và lớp tình của mình huân tập vào nên nó ko chân thật.

Vd như Toàn giơ lên nà (thầy cầm cây bút trên tay), cái này là cái gì. Nếu thấy là cây bút thì cái thấy dính vào lớp tánh và tình chưa, Toàn có thể nói 1 câu cái thấy của chúng ta không chân thật được ko, được, vì ngày xưa chúng ta được dạy cái gì thì nó dính cái hình đó.

Vd Toàn đưa lên thì nếu ai vừa đưa lên chỉ biết nó là vậy thôi không có bất kì suy nghĩ gì khởi xướng thì đó là cái thấy chân thật, nó không dính vào lớp tánh và lớp tình.

*  Khi chúng ta nghe, thấy xuất phát từ sự chân thật nơi chính mình thì đó là An vui. Nghe thấy tách được tâm cảnh ko dính vào lớp tánh và lớp tình thì đó là trạng thái an vui nội tâm, khi đó tham và tưởng của tánh người được ngừng lại

 Khi dùng ý để ngừng tham và tưởng thì tạo được nguồn Năng lượng của bao dung. Vd thấy lỗi của người nhưng ngừng tham và tưởng lại thì khởi tạo được bao dung

Làm sao để mình đạt được tâm thái an vui?:

Khi ta tiếp nhận thông điệp truyền tải mà không dính vào lớp tánh và lớp tình. Khi nào cần thiết thì tách tâm cảnh ra, đó là cái nghe cái thấy chân thật thì khi đó ko bị loạn tâm -> an vui

 (đây là công thức an vui)

thực hành: lia mắt xung quanh, ko nhìn vào cái gì, chỉ biết mình đang thấy; nghe, ko nghĩ gì cả)

– chỉ có diễn ra trong tích tắc.

–  Đầu tiên nhận dạng nó trước

–          Mình không kiểm soát cảm xúc được, mình ko thể vui vẻ được khi người thân của mình có vấn đề rồi, nhưng khi tách được tâm với cảnh thì chỉ biết như vậy thôi đó là an vui nội tâm

–          An vui nội tâm là trạng thái đơn giản để có được

–          Ai ở đây nhà Phật thì người ta gọi là trạng thái thanh tịnh

* Nếu người đó có công đức, hiểu được công thức thì tách tâm cảnh, làm được

Người nào có nhân duyên, có công thức nhưng chưa làm được là do thiếu công đức

->  Vậy thì nó đơn giản để làm được nếu có công đức và công thức

* Chúng ta cũng ko thể nào an vui xuyên suốt được nhưng dùng linh hoạt giữa sự an vui, bao dung và trân trọng biết ơn.