
CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG
Đây là một tri thức tuyệt quý, một công thức mà nếu biết và thấu suốt công thức này, chúng ta có thể nắm quyền làm chủ cuộc đời của chính mình và giúp người khác cũng có cơ hội làm chủ cuộc đời của chính họ.
Đây là một tri thức tuyệt quý, một công thức mà nếu biết và thấu suốt công thức này, chúng ta có thể nắm quyền làm chủ cuộc đời của chính mình và giúp người khác cũng có cơ hội làm chủ cuộc đời của chính họ.
“CÔNG THỨC CỘI NGUỒN”
BIG WHY?
Tôi rất may mắn được chia sẻ, chuyển giao đến các anh chị một tri thức tuyệt quý, một công thức mà nếu biết và thấu suốt công thức này, chúng ta có thể nắm quyền làm chủ cuộc đời của chính mình và giúp người khác cũng có cơ hội làm chủ cuộc đời của chính họ.
– Như vậy các anh chị có thấy giá trị của tri thức được chuyển giao ngày hôm nay có đáng để chúng ta dành thời gian làm rõ không các anh chị?
Chúng ta có muốn nắm quyền làm chủ cuộc đời mình không các anh chị?
TAM GIÁC GÓC NHÌN ĐẠO LÝ – TÔN GIÁO/TÍN NGƯỠNG – KHOA HỌC
– Xin mời các anh chị chúng ta phối hợp cùng với Duẩn, chúng ta lấy giấy bút, cùng với Duẩn vẽ 1 tam giác có đỉnh hướng lên trên, góc dưới bên trái ta ghi chữ ĐẠO LÝ, trên đỉnh tam giác ta ghi chữ TÔN GIÁO (TÍN NGƯỠNG), góc dưới bên phải của tam giác chúng ta ghi chữ KHOA HỌC.
– Các anh chị để ý, hiện tại cuộc sống của chúng ta đang bị chi phối bởi 3 góc nhìn là ĐẠO LÝ, TÔN GIÁO hay TÍN NGƯỠNG (vì có những người không theo tôn giáo nào thì mình dùng từ TÍN NGƯỠNG), và KHOA HỌC.
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi ĐẠO LÝ
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi TÔN GIÁO (TÍN NGƯỠNG)
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi KHOA HỌC
– Và hôm nay, chúng ta sẽ mượn góc nhìn của Khoa Học, để tìm hiểu một tri thức có tên là CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG, để tìm hiểu xem, cuộc sống hiện tại của ta đang bị chi phối bởi điều gì, và làm thế nào để có thể có được cuộc sống thuận theo chiều mình mong muốn?
– Các anh chị giúp Duẩn vẽ một mũi tên nằm ngang với 3 cái gạch mốc.
– Mốc thứ nhất ngoài cùng bên trái, chúng ta ghi chữ QUÁ KHỨ, mốc ở giữa chúng ta ghi chữ HIỆN TẠI, mốc cuối cùng ghi chữ TƯƠNG LAI
– Và các anh chị giúp Duẩn, nếu có thể, lấy bút màu khác, bên trên chữ HIỆN TẠI chúng ta ghi chữ KẾT QUẢ, trên chữ Quá khứ chúng ta ghi chữ NHÂN, trên chữ TƯƠNG LAI chúng ta ghi chữ KIẾN TẠO
– Các anh chị để ý, có phải HIỆN TẠI của chúng ta là KẾT QUẢ của việc đã gieo 1 NHÂN gì trong QUÁ KHỨ phải không các anh chị? Chúng ta đã gieo NHÂN gì đó trong QUÁ KHỨ để chúng ta gặt quả HIỆN TẠI?
– Ví dụ nha: có phải hiện tại một cái cây nó cho ra quả xoài là do trước đó đã được gieo cái hạt xoài đúng không ạ?
Cái cây nó cho ra quả thanh long là do trước đó đã được gieo hạt mầm của quả thanh long đúng không?
Chứ có bao giờ mình gieo nhân là hạt cà chua mà nó ra quả dưa hấu không?
– Vậy nên, cái QUẢ mà chúng ta đang có ở HIỆN TẠI, chính là do đã gieo một NHÂN gì đó trong QUÁ KHỨ.
– Rồi, bây giờ nhờ các anh chị lấy một cây bút màu khác nữa, chúng ta ghi tiếp phía dưới chữ HIỆN TẠI là chữ NHÂN, và phía dưới chữ TƯƠNG LAI là chữ QUẢ!
Vậy thì, chúng ta đã biết, cái QUẢ ở HIỆN TẠI mà ta đang có chính là do chúng ta đã gieo cái NHÂN gì đó trong QUÁ KHỨ nên chúng ta mới có cái quả ngày hôm nay, và cái QUẢ ở TƯƠNG LAI như thế nào, chính là do cái NHÂN mà chúng ta đang gieo ở HIỆN TẠI nó quyết định.
– Vậy để KIẾN TẠO cái QUẢ NHƯ Ý ở tương lai, thì hiện tại, ngày hôm nay, chúng ta phải gieo cái NHÂN như thế nào?
– Bây giờ, mời các anh chị chúng ta cùng phối hợp với Duẩn, chúng ta vẽ thêm một tam giác khác nữa.
Các anh chị giúp đỡ Duẩn chúng ta ghi một chữ NHÂN ở góc dưới bên trái, chữ DUYÊN ở đỉnh phía trên của tam giác và chữ QUẢ ở góc dưới bên phải.
– Rồi, giờ quay lại ví dụ mấy cái cây, nếu chúng ta có cái nhân, cái hạt giống của cái quả mà ta muốn trồng rồi, chúng ta ném nó lên nền gạch xi măng, hay ném lên nền sỏi đá, ném lên nền nhà, rồi để nó ở yên đó ngày qua ngày, thì nó có lên được cây để ra quả không ạ?
Vậy muốn cái hạt giống đó nó lên cây, ra quả, thì phải sao ạ? Phải trồng xuống đất, có chất dinh dưỡng, có nước và ánh sáng, có môi trường thích hợp thì nó mới phát triển lên cây và ra quả mà ta mong muốn đúng không ạ?
– Tương tự, để kiến tạo được tương lai có cái quả như ý mà ta mong muốn, thì ngoài việc GIEO NHÂN TỐT, ta còn phải CÓ môi trường mà ở đó ta gặp được DUYÊN LÀNH, thì chúng ta sẽ ĐƠN GIẢN hơn để có QUẢ NHƯ Ý phải không ạ?
Nếu hiện tại, chúng ta biết cách tạo ra được NHÂN TỐT, có được DUYÊN LÀNH thì có phải chúng ta ĐƠN GIẢN có được QUẢ NHƯ Ý trong tương lai không?
– Thì ngày hôm nay chúng ta cùng mượn góc nhìn của Khoa Học, để tìm hiểu cái NHÂN hay CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG của chúng ta bắt nguồn từ đâu? Làm sao để có thể kiến tạo được nhân tốt?
Bây giờ, chúng ta sẽ bước vào lộ trình tìm hiểu CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG.
Chúng ta đã từng nghe mọi việc bắt đầu từ kết quả, vậy làm thế nào để có một kết quả như mong muốn theo góc nhìn của khoa học thông qua công thức cội nguồn cuộc sống.
Mời cả nhà gõ lên khung chat: ” Nếu cho chúng ta chọn 1 từ (có thể là từ đơn hoặc từ ghép) đại diện trực tiếp tác động/ảnh hưởng đến kết quả cuộc sống của chúng ta hiện nay thì các anh chị chọn từ gì ạ?”
Vâng! Nếu cho chúng ta chọn 1 từ (có thể là từ đơn hoặc từ ghép) đại diện trực tiếp tác động/ảnh hưởng đến kết quả cuộc sống của chúng ta hiện nay thì các chuyên gia đã cho chúng ta từ:
Cho khán giả biết cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi -> Không còn oán trách người khác (nâng lên tầng nhận thức bậc 2)
Giải thích lỗi không phải do tôi -> Không oán trách bản thân
(Hiểu ý nghĩa, không nói ra)
Ví dụ về chọn lựa
Từ khi sinh ra
Chọn bú hay không bú mẹ
Chọn ăn hay không thực phẩm gì
Chọn chơi hay không với ai
Chọn đọc hay không sách gì
Chọn học hay không học gì
Chọn kết hôn hay không kết hôn với ai
Tất cả “CHUỖI CHỌN LỰA” của chúng ta trong quá khứ quyết định kết quả cuộc sống của chúng ta ở hiện tại
Ai đã chọn những cái đó vậy?
-> Trả lời: Có phải là do chính mình chọn không?
Khuynh hướng nội tâm kết quả tốt là do mình chọn, kết quả xấu là do người khác mang lại
Dù là kết quả tốt hay kết quả không tốt đều do mình chọn.
– Các anh chị giúp đỡ ghi câu này vào nhé:
“Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi (nhưng không phải lỗi của tôi)”
Tại sao “không phải lỗi của tôi”
Vì ngay thời điểm đó, đó là lựa chọn phù hợp nhất rồi.
Vì nếu có lựa chọn tốt hơn thì các anh chị có chọn không ?
Nên cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ tôi (nhưng không phải lỗi của tôi)
– Tại sao chúng ta có những sự chọn lựa như vậy?
áo, kiểu tóc, công việc,…và lý do chọn lựa để ra được từ Thích, hạp/hợp
Đưa ra kết luận chọn lựa là THÍCH/HỢP/HẠP
Có 2 thuật ngữ đại diện cho CHỌN LỰA: Thích, Hạp/ Hợp
→ Do thích, hạp/hợp nên mới có những chọn lựa đó, dẫn đến kết quả cuộc sống hiện tại
– Chúng ta thấu suốt được KẾT QUẢ những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay chính là bắt nguồn từ CHUỖI CHỌN LỰA của CHÍNH MÌNH trong quá khứ.
– Và cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi (nhưng không phải lỗi do tôi)
– Vậy thì tại sao chúng ta có chọn lựa đó? Do đâu mà chúng ta chọn lựa như vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ.
“TÍNH CÁCH”
Mỗi thời điểm (trước kết hôn, sau kết hôn, sau sinh con…), tính cách thay đổi mà không biết
→ Sau đó thấy chọn lựa trước đây là sai lầm.
→ do TÍNH CÁCH đã thay đổi
Kết luận: Mọi chọn lựa của con người luôn đúng tại thời điểm chọn lựa. Nhưng do Tính cách thay đổi → Chọn lựa thay đổi → Hoàn cảnh thay đổi →Hiện thực cuộc sống thay đổi.
Câu chuyện: “Cảm ơn những khuyết điểm của em” “Người phụ nữ và vị bác sĩ”
Kết luận Muốn thay đổi cuộc đời, hãy thay đổi tính cách, nhưng không tập trung vào thay đổi tính cách vì tính cách không phải là gốc rễ.
Chuyển ý: Vậy thì cái gì quyết định tính cách của con người?
THÓI QUEN
HÀNH ĐỘNG
SUY NGHĨ
– Chúng ta đã được làm rõ theo góc nhìn khoa học, thì Suy nghĩ – Hành động – Thói quen – Tính cách sẽ quyết định chọn lựa của chúng ta để cho ra KẾT QUẢ của cuộc sống.
– Vậy có nghĩa là chúng ta chỉ cần thay đổi SUY NGHĨ thì TÍNH CÁCH sẽ thay đổi, kết quả sẽ thay đổi. Nhưng mà chúng ta có đôi khi không thể kiểm soát được suy nghĩ của bản thân! Chúng ta biết, và muốn thay đổi suy nghĩ cho tích cực, mà nhiều lúc cũng không thể suy nghĩ tích cực được.
– Cho nên, suy nghĩ không phải là gốc rễ, và chúng ta không tập trung thay đổi suy nghĩ.
– Vậy cái gì định hình suy nghĩ? Rất là may mắn chúng ta đã được các cao nhân chỉ điểm 1 từ khoá, đó là NIỀM TIN.
Trọng điểm:
Ai cũng có niềm tin vào điều gì đó. Niềm tin theo chiều hướng nào
Lấy ví dụ về việc làm phản đối hay đồng ý trong quá khứ
Mọi niềm tin đều cho ra kết quả
Mong muốn ý thức và niềm tin
ví dụ về hôn nhân
Mong muốn: hôn nhân hạnh phúc
Niềm tin: Hôn nhân không hạnh phúc
Khi mong muốn ý thức và niềm tin bên trong mâu thuẫn thì niềm tin bên trong luôn luôn chiến thắng
Niềm tin tác động trực tiếp đến chọn lựa
Bí mật để thay đổi cuộc đời là: thay đổi hệ thống niềm tin thì thay đổi chọn lựa và kết quả, chứ không cần phải qua suy nghĩ, hành động, thói quen
Ví dụ đi mua đồ trong siêu thị, hiện tượng mua sắm không ý thức
Kết luận: Thay đổi niềm tin thì thay đổi chọn lựa và thay đổi kết quả
Nhưng niềm tin chưa phải là gốc rễ nên không tập trung thay đổi niềm tin
Nghi vấn: Cái gì quyết định niềm tin của một người?
– Chúng ta hiểu được rằng, chúng ta luôn luôn có niềm tin với mọi thứ, chỉ là theo hướng tích cực hay tiêu cực mà thôi.
– Và khi niềm tin bên trong mâu thuẫn với mong muốn ý thức bên ngoài, thì niềm tin bên trong sẽ chiến thắng. Và chỉ cần NIỀM TIN BÊN TRONG thống nhất với MONG MUỐN Ý THỨC của bản thân, thì ta sẽ có KẾT QUẢ theo chiều mong muốn đó.
– Nhưng mà làm sao, bằng cách nào, để có thể thống nhất mong muốn ý thức và niềm tin bên trong? Điều gì quyết định niềm tin của chúng ta?
Ta biết là đổi niềm tin, thì sẽ đổi chọn lựa và đổi kết quả. Nhưng chúng ta cũng không tập trung thay đổi niềm tin, vì niềm tin cũng chưa phải là gốc rễ!
viết 5 từ cảm nhận cảm xúc về người thân
Hình ảnh người thân yêu của mình như thế nào là do mình quyết định
Câu chuyện cây bút
Câu hỏi 1: Theo các anh chị CÁI NÀY là cái gì? -> Cây bút
Câu hỏi 2: Theo các anh chị nghĩ con chó nó nhìn thấy CÁI NÀY là cái gì? -> Cục xương
Câu hỏi 3: Vậy con người đúng hay con chó đúng? -> cả 2 đều đúng
Câu hỏi 4: Không có con người và không có con chó thì CÁI NÀY là cái gì -> KHÔNG LÀ GÌ CẢ
Câu hỏi 5: Khi con người vô trước thì CÁI NÀY là cây bút. Khi con chó bước vào thì CÁI NÀY là cục xương.
Câu hỏi 6: Khi có cả con người và con chó ở đây thì CÁI NÀY là cái gì -> vừa là cây bút vừa là cục xương
Câu hỏi 7: Tại sao CÁI NÀY lúc là cục xương lúc là cây bút, lúc không là gì, lúc vừa là cục xương vừa là cây bút. Vậy thì CÁI NÀY là cái gì?
Vậy thì cái này nó đến từ trong tâm trí chúng ta hay nó đến từ chính nó? => Từ trong tâm trí mình
Câu hỏi 7: Nó đến từ trong tâm trí mình vậy cái này có thể thành kim cương không?
Câu hỏi 8: Tại sao nó vẫn là cây bút
Kết luận: Vì hạt mầm tâm trí về cây bút đã quá sâu dày. Nên muốn thay đổi kết quả thì phải thay đổi nhân
Tính không của vạn vật
Vạn vật: Có tiềm năng trở thành bất kỳ cái gì
Con người: Có tiềm năng trở thành bất kỳ ai
Khi ta không là ai thì ta có tiềm năng trở thành bất kỳ ai. Khi ta đã là ai rồi thì ta không thể trở thành ai khác
Những người thân mình là ai là do mình kiến tạo, bên trong mình phóng chiếu ra. Nên khi thay đổi hình ảnh về họ thì ta thấy họ thay đổi
Đổi hình đổi đời. Muốn thay đổi kết quả thì thay đổi hình ảnh tâm trí. Nhưng hình ảnh tâm trí vẫn chưa phải là gốc rễ nên không tập trung thay đổi hình ảnh
Cái gì quyết định hình ảnh tâm trí?
Nghe – Thấy – Nói biết
Muốn đổi hình thì:
Thay đổi cái Biết
Thay đổi cái Nói
Kiểm soát cái Nghe
Kiểm soát cái Thấy
VI. TỔNG KẾT
– Qua phần chia sẻ trên chúng ta thấu hiểu được tính KHÔNG của vạn vật, thay đổi hình ảnh tâm trí thì sẽ đổi được cái quả bên ngoài.
– Và cái gốc rễ, cội nguồn cuộc sống, chi phối kết quả trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chính là những hạt mầm trong tâm trí ta, được huân tập thông qua nghe, thấy, nói, biết qua hằng hà sa số đời cho đến thời điểm này. Chính những gì chúng ta nghe, những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta biết, nó tạo nên hình ảnh tâm trí ta. Và chỉ cần thay đổi cái nói, thay đổi cái biết, kiểm soát cái nghe, kiểm soát cái thấy, là đổi hình. Trong đó, trọng điểm nhất chính là THAY ĐỔI CÁI BIẾT của chúng ta.
– Có một nguyên lý rất đáng chú ý trong mối quan hệ tương tác giữa người và người: đó là chúng ta càng thân nhau, càng gần nhau, mà nếu không làm lớn điểm tốt của nhau thì điểm xấu sẽ trỗi dậy. Nguyên lý này nó giống với nguyên lý ánh sáng-bóng tối đó các anh chị. Biết được nguyên lý này, sẽ hỗ trợ chúng ta trong quá trình huân tập nghe- thấy- nói- biết của mình về người đối diện, phải luôn làm lớn điểm tốt của nhau lên thì mối quan hệ mới duy trì lâu dài theo chiều tích cực được.
– Và [TÊN] xin được phép tóm tắt lại những điều quan trọng vừa được chia sẻ trong buổi sáng ngày hôm nay:
1. Chuỗi tất cả những chọn lựa trong quá khứ cho ra kết quả cuộc sống hiện tại của ta ngày hôm nay.
2. Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi nhưng không phải lỗi do tôi.
3. Phân biệt 2 thuật ngữ: “mong muốn ý thức” và “niềm tin bên trong”. Khi mong muốn ý thức và niềm tin bên trong mâu thuẫn nhau thì niềm tin bên trong sẽ chiến thắng. Niềm tin quyết định chọn lựa cho ra kết quả trong cuộc sống chúng ta.
4. Mình tự gán ghép, mang sỹ thân thì đó là nguồn gốc khiến mình đau khổ.
Vạn vật đều có tính không. Mình không là ai thì có thể trở thành bất kỳ ai.
5. Hạt mầm trong tâm trí, hình ảnh tâm trí của ta quyết định hiện thực cuộc sống của mình.
Đổi hình – Đổi đời
6. Muốn đổi hình thì kiểm soát cái nghe, cái thấy, thay đổi cái nói, cái biết. Hãy nói những điều thuận chiều mong muốn của ta, và trọng điểm là thay đổi cái biết.
CÂU HỎI: Các anh chị cho biết nếu chọn 1 yếu tố trọng điểm của phần chia sẻ này là cái gì?
TRẢ LỜI: Chúng ta cần ghi nhớ trọng điểm ở đây là hình ảnh trong tâm trí, mà hình ảnh tâm trí là cái nghe thấy nói biết, và trọng điểm của nghe thấy nói biết là ĐỔI cái BIẾT. Vậy thì chỉ cần đổi cái Biết thông qua học tập.
LÀM BÀI TEST TẠI ĐÂY